Thiết kế tủ bếp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một không gian bếp đẹp, tiện nghi và sử dụng hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên tắc thiết kế tủ bếp mà bạn cần lưu ý! Hãy cùng Bếp Việt Home điểm qua một số nguyên tắc nổi bậc.
Tủ bếp gỗ Gõ
1. Tam giác làm việc:
- Tam giác làm việc trong bếp là khu vực bao gồm chậu rửa, bếp nấu và tủ lạnh. Đây là ba khu vực mà bạn thường xuyên sử dụng nhất trong quá trình nấu nướng, do đó, cần bố trí chúng sao cho tạo thành một tam giác cân với khoảng cách giữa các cạnh không quá xa nhau (khoảng từ 1,2m đến 2,7m).
- Việc bố trí tam giác làm việc hợp lý sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng trong khi nấu nướng, tiết kiệm thời gian và công sức.
2. Kích thước tủ
Nguyên tắc thiết kế tủ bếp thứ 2 chính là kích thước tủ. Nguyên tắc kỹ thuật này cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ quyết định đến thẩm mỹ của cả khu vực nhà bếp mà còn tác động đến cả công năng sử dụng.
Kích thước tủ cũng cần được thiết kế kỹ thuật phù hợp với không gian chung của phòng bếp và đủ cho nhu cầu sử dụng của cả gia đình. Dưới đây là một vài kích thước tủ bếp tiêu chuẩn bạn có thể tham khảo:
- Tủ bếp dưới kích thước (Chiều cao x chiều sâu) khoảng: 810 x 600mm
- Tủ bếp bên trên (Chiều cao x chiều sâu): 800 x 350m
- Kính tủ kích thước tham khảo: 600 – 650mm
- Phào tủ bếp khoảng 80mm với sào phẳng và 120mm so với sào soi.
- Độ dày {{tủ bếp}} khoảng 18mm
- Chiều cao tủ bếp khoảng 2,18m đến 2,25m là phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt Nam.
3. Phong cách thiết kế:
Phong cách thiết kế tủ bếp cần hài hòa với phong cách thiết kế chung của cả căn nhà. Nếu bạn thích phong cách hiện đại, hãy chọn những mẫu tủ bếp có thiết kế đơn giản, sử dụng các đường nét thẳng và màu sắc trung tính. Nếu bạn thích phong cách cổ điển, hãy chọn những mẫu tủ bếp có thiết kế cầu kỳ, sử dụng các chi tiết hoa văn và màu sắc ấm áp.
4. Chất liệu:
Nguyên tắc thiết kế tủ bếp số 3 bạn cần quan tâm đó là chất liệu làm tủ bếp. Trong bức tranh thiết kế nội thất bếp, tủ bếp có thể được làm từ đa dạng các chất liệu từ tủ gỗ tự nhiên, tủ bếp gỗ công nghiệp, tủ bếp hợp kim nhôm cho đến cả tủ bếp bằng nhựa, nhôm kính…Mỗi loại chất liệu đều có những ưu và nhược điểm riêng, bạn nên lựa chọn chất liệu phù hợp với sở thích, ngân sách và nhu cầu sử dụng của mình.
Mỗi chất liệu sẽ mang đến tính thẩm mỹ khác nhau. Đối với tủ bếp bằng gỗ tự nhiên sẽ mang đến cảm giác sang trọng, ấm cúng. Tủ bếp gỗ công nghiệp sẽ gọn gàng hiện đại. Tủ bếp hợp kim nhôm bền bỉ theo thời gian, chống nước tốt mà không kém phần sang trọng.
Tủ bếp Acrylic
5. Phụ kiện:
Tủ bếp cần được trang bị đầy đủ các phụ kiện cần thiết như tay nắm cửa tủ, bản lề, ray trượt, v.v. Nên chọn những phụ kiện có chất lượng tốt, độ bền cao và phù hợp với kiểu dáng tủ bếp.
6. Ánh sáng:
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một không gian bếp đẹp và tiện nghi. Nên bố trí hệ thống chiếu sáng phù hợp để đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho khu vực nấu nướng và khu vực lưu trữ.
7. Phong thủy:
Theo quan niệm phong thủy, tủ bếp nên được bố trí ở vị trí hợp lý để mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Nên tránh đặt tủ bếp đối diện với cửa ra vào hoặc gần nhà vệ sinh.
8. An toàn:
Cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi thiết kế và sử dụng tủ bếp. Nên sử dụng các vật liệu an toàn, không độc hại và tránh sử dụng các góc nhọn, cạnh sắc trong thiết kế tủ bếp.
Tủ bếp melamine chữ I
Một số nguyên tắc khác
1. Tính tới các món thường nấu trong thiết kế nhà bếp
Cách thức, thói quen nấu nướng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thiết kế nhà bếp nói chung và thiết kế tủ bếp nói riêng. Nếu bạn là một người cầu toàn, cầu kỳ trong việc nấu món ăn bạn sẽ cần đầu tư cho căn bếp nhiều thiết bị máy móc, bàn để đồ sơ chế… Hãy lên kế hoạch thật chi tiết và cụ thể để không bỏ sót một thiết bị cần thiết nào cho gian bếp nhà bạn nhé!
2. Hiểu rõ mặt bằng thiết kế nhà bếp
Thông thường khi thiết kế nhà bếp, tủ bếp thì trước đó bạn đã phải làm trước hệ thống điện, nước. Hãy nắm rõ mặt bằng thiết kế gian bếp để có thể thiết kế tủ bếp, bàn bếp và các khu vực liên quan một cách tiện nghi, tiết kiệm vật tư nhất.
3. Bếp hiện đại có thể thay đổi chức năng
Trong thiết kế nhà bếp hiện đại, kiến trúc sư sẽ ưu tiên sự linh hoạt để căn bếp hữu dụng hơn. Bạn có thể đặt thêm một chiếc bàn phía sau sau bếp nấu để sử dụng làm bàn ăn, bàn chế biến thay thế cho đảo bếp. Không gian sẽ cực kỳ linh hoạt nhất là khi gia đình có thêm các bữa tiệc cần nhiều không gian để sơ chế thực phẩm và nhiều người cùng làm 1 lúc.
4. Nguyên tắc an toàn đặt lên hàng đầu
Trong thiết kế nhà bếp, nguyên tắc an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu. Những đồ vật dễ bén lửa như rèm, khăn lau bếp, lau bát cần được xếp xa bếp nấu. Bếp nấu nên ưu tiên sử dụng bếp từ.
Nếu gia đình có trẻ nhỏ, cần thiết kế ngăn kéo để cất những đồ sắc nhọn như dao kéo, những hóa chất tẩy rửa nhà bếp. Nếu thiết kế lò nướng cần bố trí ở độ cao trên 91m để giảm tai nạn rủi ro do sự tò mò của trẻ nhỏ.
5. Nên sắp xếp chỗ để đồ hợp lý
Sắp xếp các đồ nấu nướng hợp lý giúp tối ưu hóa quá trình nấu nướng. Hãy liệt kê tất cả các bộ dụng cụ cần thiết cho việc nấu nướng, gia vị nấu nướng xếp nó vào trong tủ bếp hoặc bàn bếp. Nên để nó trong tầm ngắm. Hạn chế để ở tủ quá cao hoặc tủ dưới quá thấp. Khi đó việc nấu ăn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
6. Thiết kế nhà bếp hiện đại nên nhìn xa trộng rộng
Căn bếp hiện đại tiện nghi và khu vực vệ sinh sạch sẽ thông thoáng là 2 khu vực bạn đáng để đầu tư tiền nhất. Vậy nên bạn hãy lựa chọn những đồ dùng làm từ vật liệu bền vững, tiện lợi và thân thiện nhất. Tưởng chừng là hoang phí nhưng đây lại là cách tiết kiệm vì vật liệu bền vững tuy đắt nhưng lại có giá trị sử dụng lâu dài.
Bạn cũng nên đo đạc từng vị trí đặt đồ nội thất khu bếp tránh trường hợp sai lệch kích thước dẫn đến bất tiện trong quá trình sử dụng, tốn kém chi phí và thời gian để đặt lại các thiết bị mới
MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO
>> TỦ BẾP GỖ TÂN CỔ ĐIỂN - NÉT ĐẸP SANG TRỌNG, ĐẲNG CẤP CHO KHÔNG GIAN BẾP